0903082836 - 0979223636 -
TỤ DỊCH SAU NÂNG MŨI
blog

TỤ DỊCH SAU NÂNG MŨI

05/07/2025
Tụ dịch sau nâng mũi là một trong những biến chứng nhẹ có thể xảy ra trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Tuy không phổ biến như sưng nề hay bầm tím, nhưng nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách, tụ dịch có thể ảnh hưởng đến form mũi, gây viêm nhiễm hoặc buộc phải can thiệp lại.

Hiểu rõ dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách xử lý tụ dịch là cách tốt nhất để bạn giữ dáng mũi ổn định, lành nhanh và đẹp như mong muốn. Trong bài viết này, Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS sẽ giúp bạn nắm trọn thông tin cần thiết về tụ dịch mũi.

3 Dấu hiệu tụ dịch sau nâng mũi

Nhiều người lo lắng về vấn đề “nâng mũi bị tụ dịch có sao không”. Tụ dịch là một trong những biến chứng nhẹ thường gặp, tương tự việc tụ chất lỏng dưới da, thường có màu trắng hoặc vàng, có mùi và gây đau tại vùng phẫu thuật.

Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng tụ dịch sau nâng mũi có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và gây nhiễm trùng. Dưới đây là 3 dấu hiệu tụ dịch sau nâng mũi phổ biến nhất mà bạn cần chú ý:

  1. Mũi sưng và bầm tím: Thông thường, sau phẫu thuật mũi sẽ sưng trong khoảng vài ngày đầu, dần dần, vết thương sẽ trở nên bầm tím.
  2. Có cảm giác căng tức, đau âm ỉ: Khi dịch tích tụ dưới da, bạn có thể cảm thấy căng tức hoặc đau nhẹ kéo dài, nhất là khi cúi đầu hoặc nằm nghiêng.
  3. Chảy dịch lạ, có mùi hoặc màu bất thường: Dịch rỉ ra có màu vàng đục, mùi hôi hoặc đi kèm đau nhói, nếu được vệ sinh đúng cách thì mùi hôi sẽ sớm biến nhất, và ngược lại, mũi sẽ càng khó chịu hơn, rất có thể có dấu hiệu nhiễm trùng.
Tụ dịch là một trong những biến chứng nhẹ thường gặp, tương tự việc tụ chất lỏng dưới da, thường có màu trắng hoặc vàng, có mùi và gây đau tại vùng phẫu thuật

Nguyên nhân gây tụ dịch sau nâng mũi

Tụ dịch sau nâng mũi không phải là biến chứng nghiêm trọng, nhưng nếu không hiểu rõ nguyên nhân thì việc phòng ngừa và xử lý sẽ khó khăn. Về bản chất, tụ dịch xảy ra khi có sự ứ đọng chất lỏng dưới da, gây mùi, đau, khó chịu.

Dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này:

  1. Cơ địa dễ sưng bầm, lâu lành: Một số người có cơ địa chậm lành hoặc da mỏng nhạy cảm sẽ dễ gặp tụ dịch sau khi có can thiệp dao kéo. Đặc biệt là những người từng có tiền sử tụ dịch hoặc bị bầm tím lâu sau chấn thương nhỏ.
  2. Quá trình phẫu thuật: Trong quá trình thực hiện, bác sĩ tiến hành cắt rạch, bóc tách, tác động lên mô mềm, cơ thể sẽ tiết dịch lỏng để bảo vệ vùng bị tổn thương – đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Nếu không được chăm sóc đúng cách, lượng dịch này sẽ tích tụ gây ra tình trạng tụ dịch sau nâng mũi.
  3. Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách: Việc tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành thương cũng như ảnh hưởng đến kết quả sau cùng. Vệ sinh, kiêng khem không đúng cách. tự ý uống thuốc chống viêm, giảm đau không đúng liều, dùng thực phẩm dễ gây kích ứng,… đều là những yếu tố khiến cơ thể khó hồi phục, dễ xuất hiện tình trạng tụ dịch sau nâng mũi.
  4. Vận động mạnh hoặc chấn thương sớm sau mổ: Nhiều trường hợp vừa nâng mũi xong đã cúi đầu, nằm nghiêng, xì mũi mạnh, tập thể dục hoặc va đập nhẹ đều có thể làm tổn thương mao mạch và gây chảy dịch dưới da.

Tại EMCAS, mỗi ca nâng mũi đều được đánh giá kỹ về cơ địa, mức độ phức tạp và kiểm soát tốt nguy cơ tụ dịch ngay từ khâu mổ. Ngoài ra, khách hàng được theo dõi sát sao hậu phẫu và hướng dẫn chăm sóc rõ ràng giúp giảm thiểu tối đa rủi ro.

Xem thêm: Top địa chỉ nâng mũi uy tín tại TPHCM

Tụ dịch xảy ra khi có sự ứ đọng chất lỏng dưới da, gây mùi, đau, khó chịu

Cách xử lý tụ dịch sau nâng mũi

Tụ dịch sau nâng mũi là một trong những biến chứng phổ biến, xảy ra khi dịch mô tích tụ dưới da tại vùng phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách, tụ dịch có thể dẫn đến nhiễm trùng, đau nhức hoặc ảnh hưởng dáng mũi sau khi lành.

Dưới đây là cách nhanh hết dịch sau nâng mũi mà bạn cần quan tâm:

  • Kết hợp chườm ấm đúng cách: Chườm ấm từ ngày 5 trở đi sau mổ, sử dụng khăn ấm, không để nhiệt quá cao gây bỏng.
  • Vệ sinh mũi đúng cách, giữ mũi thông thoáng: Thay băng gạc 2-3 lần mỗi ngày, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Rửa tay sạch sẽ và vệ sinh dụng cụ trước khi thực hiện. Thao tác nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho vùng mũi.
  • Không sờ, chạm tay lên mũi: Mũi sau phẫu thuật vẫn chưa ổn định, việc chạm tay lên mũi có thể khiến vi khuẩn xâm nhập hoặc ảnh hưởng đến dáng mũi. Do đó, cần tránh vận động mạnh, cúi đầu hay tạo áp lực lên vùng vừa phẫu thuật.
  • Chọc hút dịch bằng kim chuyên dụng: Đối với các trường hợp tụ dịch máu, đau nhức kéo dài hay chảy cả mũ, bác sĩ có thể tiến hành hút dịch bằng kim nhỏ dưới da. Nhiều người đặt lo lắng liệu hút dịch sau nâng mũi có đau không. Quy trình này diễn ra nhanh chóng, ít đau (vì thường đã có tê nhẹ), giúp giảm áp lực, xẹp bớt vùng sưng và ngăn ngừa dịch tích tụ thêm.
Xem thêm: Chăm sóc sau nâng mũi đúng cách - Bí quyết giữ dáng mũi đẹp

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì sau phẫu thuật hay còn các thắc mắc về tụ dịch sau nâng mũi, hãy liên hệ với Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS để được hỗ trợ sớm nhất.

Nếu không được xử lý đúng cách, tụ dịch có thể dẫn đến nhiễm trùng, đau nhức hoặc ảnh hưởng dáng mũi sau khi lành

Tụ dịch sau nâng mũi không phải là biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật của bác sĩ, bổ sung dinh dưỡng để giúp vết thương mau lành.

Việc lựa chọn một địa chỉ làm đẹp uy tín, có bác sĩ theo dõi hậu phẫu sát sao như Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình hồi phục. Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng mũi sau phẫu thuật, hãy liên hệ ngay để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ cá nhân hóa cho từng trường hợp.

BỆNH VIỆN THẨM MỸ EMCAS

Địa chỉ: 14/27 Hoàng Dư Khương, phường Hòa Hưng, TPHCM

Hotline: 09030828360979223636

Website: https://www.emcas.vn/

Email: lienhe@emcas.com.vn

Chia sẻ