Vui lòng điền vào mẫu dưới đây để đặt cuộc hẹn của bạn!
Trong bài viết này, Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS sẽ giúp bạn hiểu rõ vì sao cần kiêng măng sau nâng mũi, kiêng bao lâu là hợp lý, nên ăn gì để nhanh lành và chăm sóc mũi thế nào để đạt kết quả thẩm mỹ tối ưu.
Nâng mũi có được ăn măng không?
Trả lời cho câu hỏi “nâng mũi có được ăn măng không” là KHÔNG, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên. Mặc dù măng là món khoái khẩu với nhiều người, giàu chất xơ và dinh dưỡng, nhưng trong thời gian đầu, măng có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng mũi, cụ thể như:
- Khả năng gây dị ứng – với một số cơ địa nhạy cảm, măng có thể làm tăng nguy cơ sưng, viêm hoặc kích ứng vùng phẫu thuật
- Gây ngứa ngáy, kích ứng vết thương: Măng chứa nhiều độc tố tự nhiên như cyanide, dù đã được nấu chín nhưng vẫn có thể gây kích ứng nhẹ, làm chậm quá trình liền sẹo, đặc biệt là với người cơ địa nhạy cảm.
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Sau nâng mũi, cơ thể đang trong quá trình hồi phục, nếu ăn măng – vốn là thực phẩm có tính hàn và khó tiêu – có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm suy giảm sức đề kháng và gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của mũi
Ngoài ra, khi ăn các món măng xào, măng muối, măng hầm... cơ thể dễ bị đầy hơi, khó tiêu, làm giảm sức đề kháng và ảnh hưởng gián tiếp đến tiến trình hồi phục sau nâng mũi.
Xem thêm: Thực đơn cho người mới nâng mũi sau 1 tuần
Sau nâng mũi cần kiêng măng bao lâu?
Không chỉ vấn đề “nâng mũi có được ăn măng không” mà thời gian cần kiêng ăn cũng được nhiều người quan tâm. Tùy theo tốc độ hồi phục của từng người và phương pháp sử dụng mà bạn cần kiêng ăn sau nâng mũi trong khoảng 2-4 tuần.
Khoảng thời gian đầu sau phẫu thuật vết thương cần ổn định, mô mềm đang lành lại và dáng mũi dần vào form, nên việc kiểm soát ăn uống rất quan trọng.
- Giai đoạn 7 – 10 ngày đầu: là thời điểm mô đang sưng nề, có thể xuất hiện vết bầm, máu tụ nhẹ. Nếu ăn măng – một loại dễ gây kích ứng, vết mổ có thể lâu lành hơn hoặc tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Từ tuần thứ 2 trở đi: mô đã khô mặt ngoài nhưng bên trong vẫn còn quá trình tái tạo. Lúc này, nếu cơ địa nhạy cảm hoặc ăn măng muối, măng chua,... vẫn có thể ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục tổng thể.
Mặc dù không phải ai ăn măng cũng gặp biến chứng, nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dáng mũi, nhưng bạn vẫn nên kiêng măng ít nhất 2 tuần, lý tưởng là 1 tháng, để vùng mũi ổn định hoàn toàn trước khi ăn lại.
Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì gom lại?
Nên ăn gì sau phẫu thuật nâng mũi?
Không chỉ cần quan tâm đến vấn đề “nâng mũi có được ăn măng không” mà bạn cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng để giúp vết thương, giảm sưng bầm và giúp định hình dáng mũi ổn định hơn. Sau phẫu thuật nâng mũi, bạn cần ưu tiên bổ sung những nhóm thực phẩm lành tính, hỗ trợ tái tạo mô mềm như sau:
- Thức ăn mềm, dễ nuốt: Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên ăn các món dạng lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp rau củ, canh hầm xương,… Những món này vừa giúp tránh tác động cơ mặt khi nhai mạnh, vừa hạn chế áp lực lên vùng mũi – đặc biệt là khi còn sưng đau.
- Thực phẩm giàu vitamin A, C, E: Đây là những vi chất giúp tái tạo mô, tăng sức đề kháng, giúp vết thương nhanh lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng, thường có trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, đu đủ,… hay các loại rau củ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cải bó xôi, rau ngót, súp lơ,…
- Đạm tốt từ thịt trắng và đậu hũ: Chất đạm là thành phần cần thiết cho quá trình hồi phục mô. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên nguồn đạm nhẹ như: cá, thịt heo, đậu xanh,…
- Uống nhiều nước và bổ sung khoáng chất: Duy trì lượng nước tối thiểu 2 lít/ngày giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tuần hoàn máu. Ngoài ra, có thể uống thêm nước dừa, nước cam hoặc sữa đậu nành – giàu chất chống oxy hóa.

Lưu ý khi chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi
Bên cạnh chế độ ăn uống cũng như vấn đề “nâng mũi có được ăn măng không” thì quá trình chăm sóc tại nhà cũng quyết định phần lớn đến việc dáng mũi có lên form đẹp, hết sưng nhanh và duy trì kết quả bền lâu hay không. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần tuân thủ:
- Giữ vết mổ luôn khô ráo, sạch sẽ. Vệ sinh mũi mỗi ngày theo hướng dẫn nhưng cần lưu ý không để nước rơi vào vùng mũi trong 7 ngày đầu, kể cả khi rửa mặt hay gội đầu. Tránh dùng tay sờ nắn, bóp vuốt hoặc nằm sấp gây áp lực lên mũi.
- Uống thuốc đúng toa bác sĩ kê. Không tự ý mua thêm thuốc ngoài hoặc ngưng thuốc sớm nếu chưa có chỉ định.
- Chườm lạnh trong 2 ngày đầu để giảm sưng nề và bầm tím. Chườm ấm từ ngày thứ 3–5 trở đi để giúp tan máu bầm nhanh hơn. Dùng túi gel lạnh hoặc khăn sạch, tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với da.
- Tránh vận động mạnh, tránh các tác động mạnh lên mặt. Không tập thể dục, gym, chạy bộ, bơi lội trong 2 tuần đầu, hạn chế cúi người, nâng vật nặng hoặc nằm gối quá cao khi ngủ.
- Một số nhóm thực phẩm cần kiêng ăn sau nâng mũi như măng, hải sản, thịt bò, rau muống, nếp, đồ cay nóng, bia, rượu, nước có gas và thuốc lá. Đây là các yếu tố có thể khiến vết mổ lâu lành, tăng sẹo hoặc gây viêm nhiễm – nên cần đặc biệt chú ý trong ít nhất 2–4 tuần đầu sau nâng mũi.

Tóm lại, Nâng mũi có được ăn măng không? Câu trả lời là nên kiêng ít nhất trong 2–4 tuần đầu để đảm bảo an toàn cho vết mổ và giúp dáng mũi vào form đẹp, chuẩn tỉ lệ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chăm sóc hậu phẫu đúng cách sau phẫu thuật nâng mũi và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn sẽ là chìa khóa giúp bạn rút ngắn thời gian hồi phục và sở hữu dáng mũi như ý.
Nếu bạn cần được tư vấn trực tiếp về nâng mũi và chế độ chăm sóc sau phẫu thuật, đừng ngần ngại liên hệ với Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS – nơi hội tụ chuyên môn vững vàng và quy trình chăm sóc hậu phẫu an toàn, cá nhân hóa – để được tư vấn tốt nhất.
BỆNH VIỆN THẨM MỸ EMCAS
Địa chỉ: 14/27 Hoàng Dư Khương, phường Hòa Hưng, TPHCM
Hotline: 0903082836 – 0979223636
Website: https://www.emcas.vn/
Email: lienhe@emcas.com.vn