0903082836 - 0979223636 -
VUỐT MŨI CÓ LÀM MŨI CAO LÊN KHÔNG?
blog

VUỐT MŨI CÓ LÀM MŨI CAO LÊN KHÔNG?

26/06/2025
Vuốt mũi có làm mũi cao lên không là câu hỏi được rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, quan tâm khi tìm kiếm những cách làm đẹp tự nhiên không cần phẫu thuật. Bài viết dưới đây của Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS sẽ cùng bạn phân tích rõ cơ chế phát triển của xương sống mũi.

Xương sống mũi phát triển đến khi nào?

Xương sống mũi – hay còn gọi là trụ xương chính giúp định hình độ cao và cấu trúc mũi – là một phần thuộc hệ xương mặt và có quá trình phát triển riêng biệt. Vậy xương sống mũi phát triển đến khi nào?

Thực tế, xương sống mũi bắt đầu hình thành từ thời sơ sinh và tiếp tục phát triển trong suốt quá trình dậy thì. Theo các nghiên cứu trong ngành giải phẫu học, xương mũi phát triển mạnh mẽ từ khoảng 10–17 tuổi, sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại và ổn định vào khoảng năm 20 đến 22 tuổi, khi cơ thể con người đạt đến độ trưởng thành về thể chất.

Tuy nhiên, việc dậy thì có làm mũi cao lên không thì không chỉ đến từ xương sống mũi mà còn liên quan đến sự phát triển của sụn mũi và mô mềm quanh mũi, đặc biệt ở các bé trai – thường có cấu trúc xương phát triển mạnh hơn. Do đó, nhiều người có cảm giác “lớn lên thì mũi cao hơn” là vì khuôn mặt tổng thể thay đổi, mũi thon gọn lại, sống mũi nhô cao rõ nét hơn – chứ không hoàn toàn là nhờ tác động từ bên ngoài như việc vuốt mũi hay massage.

Một số người tin rằng việc vuốt mũi thường xuyên trong giai đoạn xương mũi còn phát triển có thể giúp định hình dáng mũi đẹp hơn. Tuy nhiên, vấn đề “vuốt mũi có cao không” vẫn chưa được chứng minh rõ ràng về mặt khoa học và còn nhiều tranh cãi trong giới y khoa.

xương mũi phát triển mạnh mẽ từ khoảng 10–17 tuổi, sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại và ổn định vào khoảng năm 20 đến 22 tuổi

Thực hư việc vuốt mũi có làm mũi cao lên không?

"Vuốt mũi có làm mũi cao lên không" hay “vuốt mũi có làm mũi nhỏ lại không” là những thắc mắc phổ biến, đặc biệt ở các bạn trẻ đang trong độ tuổi dậy thì.

Nhiều người tin rằng chỉ cần vuốt sống mũi mỗi ngày, mũi sẽ thẳng và cao hơn theo thời gian. Thậm chí, trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều video lan truyền hướng dẫn các động tác vuốt mũi được cho là "thần kỳ" giúp thay đổi dáng mũi mà không cần phẫu thuật.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định việc vuốt mũi có thể giúp mũi cao lên về mặt cấu trúc. Dáng mũi được quyết định chủ yếu bởi:

  • Di truyền học: Hình dáng mũi phần lớn do gen quy định.
  • Cấu trúc xương và sụn mũi: Đây là các mô cứng, không thể thay đổi bằng lực tay thông thường.
  • Sự phát triển trong giai đoạn dậy thì: Như đã đề cập, mũi có thể "cao hơn" một cách tự nhiên trong quá trình trưởng thành.

Việc vuốt mũi hằng ngày chỉ có thể tác động đến mô mềm rất nhẹ, thậm chí đôi khi tạo ảo giác mũi thon gọn hơn do sưng hoặc di chuyển mô dưới da tạm thời. Một số người cảm thấy “vuốt mũi cao hơn" sau vài tuần thực hiện có thể đơn thuần là hiệu ứng tâm lý hoặc do góc chụp ảnh thay đổi, chứ không phải thay đổi thực sự về giải phẫu.

Ngoài ra, động tác vuốt không đúng kỹ thuật còn có nguy cơ gây tổn thương mô mềm, bầm tím hoặc làm lệch mô mũi nếu lạm dụng.

Việc vuốt mũi hằng ngày chỉ có thể tác động đến mô mềm rất nhẹ, thậm chí đôi khi tạo ảo giác mũi thon gọn hơn do sưng hoặc di chuyển mô dưới da tạm thời

Tác hại của vuốt mũi không đúng cách

Dù nhiều người tin rằng “vuốt mũi cao” là cách đơn giản, không tốn kém để cải thiện dáng mũi, nhưng thực tế, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc quá lạm dụng, hành động này có thể gây ra nhiều tác hại cho vùng mũi, đặc biệt là đối với làn da và mô mềm quanh sống mũi.

Dưới đây là một số tác hại của vuốt mũi không đúng cách:

  • Gây tổn thương mô mềm: Khi dùng lực tay quá mạnh hoặc vuốt sai hướng, phần da và mô mềm dưới da mũi có thể bị chèn ép, sưng tấy hoặc bầm tím. Mũi là vùng có nhiều mao mạch nhỏ nên rất dễ bị tổn thương nếu bị tác động thường xuyên.
  • Làm lệch mô mũi hoặc biến dạng tạm thời: Một số bạn vuốt mũi với kỳ vọng mũi cao và nhỏ hơn, nhưng lại tạo áp lực không đều lên hai bên sống mũi. Điều này có thể dẫn đến lệch mô mềm, tạo cảm giác sống mũi bị cong, nghiêng.
  • Tăng nguy cơ mụn và viêm da vùng mũi: Mũi là vùng tiết dầu mạnh, nếu tay không sạch hoặc thao tác quá nhiều có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, khiến lỗ chân lông bít tắc, dễ nổi mụn đầu đen, mụn viêm. Thậm chí, vi khuẩn từ bàn tay có thể gây viêm nang lông hoặc viêm da tiếp xúc.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý nếu kỳ vọng sai lầm: Nhiều người vuốt mũi trong nhiều tháng với mong muốn cải thiện dáng mũi, nhưng không thấy hiệu quả thực tế sẽ dễ dẫn đến tâm lý tự ti, thất vọng hoặc ám ảnh ngoại hình. Điều này đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn trẻ đang trong độ tuổi phát triển, nhạy cảm về diện mạo.
nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc quá lạm dụng, hành động này có thể gây ra nhiều tác hại cho vùng mũi, đặc biệt là đối với làn da và mô mềm quanh sống mũi

4 Cách vuốt mũi cao lên mà không cần phẫu thuật

Đối với thắc mắc “vuốt mũi có làm mũi cao lên không” thì vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào xác nhận việc vuốt mũi có thể làm thay đổi cấu trúc sống mũi. Một số bài tập massage vùng mũi được chia sẻ trong cộng đồng làm đẹp vẫn được nhiều người áp dụng như một hình thức giúp mũi thon gọn, da căng hơn, tuần hoàn máu tốt hơn.

Xem thêm: Nâng mũi không phẫu thuật là gì?

Tuy nhiên, bạn cần hiểu đúng bản chất các bài tập này là hỗ trợ cải thiện vẻ ngoài tạm thời chứ không thể thay đổi cấu trúc xương hay sụn mũi vĩnh viễn. Dưới đây là một số cách vuốt mũi được chia sẻ phổ biến:

Cách 1: Vuốt mũi hằng ngày

Cách thực hiện:

  • Dùng hai ngón trỏ áp nhẹ hai bên sống mũi.
  • Vuốt nhẹ từ gốc mũi (giữa hai chân mày) xuống đầu mũi.
  • Thực hiện đều đặn 10–15 lần mỗi ngày, mỗi lần 1–2 phút.

Tác dụng: Giúp tuần hoàn máu tốt hơn, hỗ trợ săn chắc mô mềm quanh sống mũi. Có thể tạo cảm giác mũi thon gọn, nhưng hoàn toàn, không có tác dụng nâng cao sống mũi vĩnh viễn.

Cách 2: Vuốt mũi liên hoàn

Cách thực hiện:

  • Kẹp nhẹ sống mũi bằng ngón trỏ và ngón cái.
  • Vuốt theo chiều dọc sống mũi với lực đều và nhẹ nhàng.
  • Lặp lại động tác liên tục trong 3–5 phút mỗi ngày.

Tác dụng: Kích thích vùng da mũi, giúp da săn và đều màu hơn. Tuy nhiên, nếu thao tác sai hoặc quá mạnh có thể gây tụ máu bầm hoặc tổn thương mô mềm.

Cách 3: Động tác đẩy mũi

Cách thực hiện:

  • Dùng ngón trỏ đặt dưới chóp mũi, đẩy nhẹ mũi lên trên.
  • Giữ khoảng 5 giây, thả ra rồi lặp lại khoảng 10–15 lần.

Tác dụng: Một số người cho rằng cách này giúp "nâng đầu mũi". Nhưng trên thực tế, đây chỉ là bài tập mang tính thư giãn cơ mặt, không ảnh hưởng đến hình dáng mũi thật.

Cách 4: Động tác ép mũi

Cách thực hiện:

  • Dùng hai ngón trỏ đặt ở hai bên cánh mũi, ấn nhẹ vào trong.
  • Kết hợp thở nhẹ để tăng lưu thông khí.
  • Thực hiện 5–10 lần/ngày.

Với các cách trên thì vuốt mũi có cao lên không vẫn chưa được kiểm chứng, đây đều là những mẹo làm đẹp thần kỳ” không có cơ sở. Nếu bạn muốn thực hiện, hãy tìm hiểu kỹ và thực hiện đúng cách để không ảnh hưởng đến dáng mũi.

Với các cách trên thì vuốt mũi có cao lên không vẫn chưa được kiểm chứng, đây đều là những mẹo làm đẹp thần kỳ” không có cơ sở

Vuốt mũi có làm mũi cao lên không – đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc vuốt mũi có thể thay đổi cấu trúc xương hay giúp mũi cao lên thực sự. Đây chỉ là quan niệm truyền miệng thiếu cơ sở, dễ gây hiểu lầm và thậm chí có thể dẫn đến tổn thương mô mềm nếu thực hiện sai cách.

Nếu bạn đang mong muốn cải thiện dáng mũi, hãy lựa chọn những phương pháp Phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ an toàn, có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả rõ ràng và lâu dài. Liên hệ Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS để được tư vấn phương pháp hợp.

BỆNH VIỆN THẨM MỸ EMCAS

Địa chỉ: 14/27 Hoàng Dư Khương, P.12, Q.10, Tp.HCM

Hotline: 09030828360979223636

Website: https://www.emcas.vn/

Email: lienhe@emcas.com.vn

Chia sẻ